Tiền trình Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu

Hậu cung tần phi

Năm Đạo Quang nguyên niên (1821), triều đình mở cuộc tuyển chọn Bát Kỳ tú nữ, là Mãn Châu Bát kỳ tuyển tú lần thứ nhất dưới triều Đạo Quang Đế. Nữu Hỗ Lộc thị khi 13 tuổi đã trúng tuyển trong đợt tuyển chọn đó, cùng với Tường Quý nhân, Thường Quý nhân cùng Trân Quý nhân.

Bà được phong vị Quý nhân, phong hiệu là Toàn (全). Căn cứ Hồng xưng thông dụng (鸿称通用), phong hiệu "Toàn" theo Mãn ngữ là 「Gemungge」, liên hệ với 「Gemu」 nghĩa là "toàn bộ". Sang năm thứ 2 (1822), tháng 7, Nữu Hỗ Lộc thị được thăng lên hàng Tần, cư ngụ tại Thừa Càn cung. Trong các Quý nhân nhập cung thì Nữu Hỗ Lộc thị khi ấy là người duy nhất trực tiếp thăng Tần. Nhưng không rõ vì lý do gì mà không làm lễ sách phong cho bà, cơ hồ là có đãi ngộ Tần vị, sau sang năm thăng lên làm Phi.

Năm Đạo Quang thứ 3 (1823), ngày 12 tháng 2 (tức 24 tháng 3 dương lịch), chiếu tấn Toàn tần làm Toàn phi (全妃)[1]. Ngày 25 tháng 11, lấy Hiệp bạn Đại học sĩ Hộ bộ Thượng thư Anh Hòa (英和) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Dịch Kinh (奕经) làm Phó sứ, tuyên Toàn phi sách phong lễ[2].

Năm Đạo Quang thứ 4 (1824), đầu mùa hạ, Toàn phi mang thai. Ngày 10 tháng 8, tuyên tấn phong làm Toàn Quý phi (全貴妃). Vào ngày 20 tháng 2 (tức 8 tháng 4 dương lịch) năm thứ 5 (1825), giờ Dần, Toàn Quý phi hạ sinh Hoàng tam nữ. Dù chỉ là Công chúa thứ xuất, Đạo Quang Đế vẫn rất hoan hỉ, đối với Tường tần hạ sinh Hoàng nhị nữ trước đó cực khác biệt. Một tháng sau, ngày 13 tháng 4 (tức 30 tháng 5 dương lịch), lấy Hiệp bạn Đại học sĩ Hộ bộ Thượng thư Anh Hòa làm Chính sứ, Lễ bộ Tả thị lang Uông Thủ Hòa (汪守和) làm Phó sứ, hành Quý phi sách phong lễ[3].

Sách văn viết:

朕惟筴衍泰元。敷锡溥六宫之惠。仪彰坤顺。宣勤流九御之徽。宜贲彝章。式昭令典。咨尔全妃钮祜禄氏。肃雝播誉。端谨持躬。嘉佐职于瑶筐。椒涂赞化。荷升华于镠简。萱惟颁恩。兹仰承皇太后懿旨。晋封尔为全贵妃。申之册命。尔其祉福懋膺。长奉宸轩而延祜。恪恭允著。克襄壸掖以垂型。钦哉。

.

Trẫm duy sách diễn thái nguyên. Phu tích phổ lục cung chi huệ. Nghi chương khôn thuận. Tuyên cần lưu cửu ngự chi huy. Nghi bí di chương. Thức chiêu lệnh điển.

Tư nhĩ Toàn phi Nữu Hỗ Lộc thị. Túc ung bá dự. Đoan cẩn trì cung. Gia tá chức vu dao khuông. Tiêu đồ tán hóa. Hà thăng hoa vu lưu giản. Huyên duy ban ân. Tư ngưỡng thừa hoàng thái hậu ý chỉ, tấn phong nhĩ vi Toàn Quý phi.

Thân chi sách mệnh. Nhĩ kỳ chỉ phúc mậu ưng. Trường phụng thần hiên nhi duyên hỗ. Khác cung duẫn trứ. Khắc tương khổn dịch dĩ thùy hình. Khâm tai.

— Sách văn Toàn Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị

Năm Đạo Quang thứ 6 (1826), ngày 6 tháng 4 (tức 12 tháng 5 dương lịch), giờ Dậu, Toàn Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị hạ sinh Hoàng tứ nữ, tức Cố Luân Thọ An Công chúa. Năm thứ 11 (1831), ngày 9 tháng 6 (tức 17 tháng 7 dương lịch), giờ Sửu, bà lại hạ sinh Hoàng tứ tử Dịch Trữ, tương lai là [Hàm Phong Đế].

Toàn Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị vào cung không đến hai năm, liền từ Quý nhân tấn chức Phi, danh vị được đến như thế nhanh chóng đứng vào hàng [Tứ phi], cũng đủ để chứng minh bà rất được Đạo Quang Đế sủng ái, cơ hồ có thể khẳng định là độc bá chuyên sủng. Vào lúc Toàn Quý phi hạ sinh Hoàng tử Dịch Trữ, tuổi đời cũng chưa tới 25 tuổi, lại có thâm niên sinh hạ hai con gái và một con trai. Tốc độ sinh nở liên tục, lại còn được liên tiếp tấn phong, hoài thai có thể liền phong Quý phi, sự sủng ái này đối với cung đình nhà Thanh quả thật không nhiều.

Sách lập Hoàng hậu

Năm Đạo Quang thứ 13 (1833), ngày 15 tháng 8 (tức 28 tháng 9 dương lịch), Đạo Quang Đế dụ Nội các, chiếu tấn Toàn Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng quý phi. Bên cạnh đó, Đạo Quang Đế án theo Thanh Cao Tông Hoàng hậu khi xưa, gọi Nữu Hỗ Lộc thị là Nhiếp lục cung sự Hoàng quý phi (攝六宮事皇貴妃)[4]. Chỉ dụ cụ thể:

  • [癸丑。谕内阁、奉皇太后懿旨。全贵妃钮祜禄氏、著晋封为皇贵妃。一切服色车舆。俱著查照大清会典则例服用。并著摄六宫事。于明年十月举行册后。典礼。各该衙门豫期查例具奏。]
  • Quý Sửu. Dụ Nội các. Phụng Hoàng thái hậu ý chỉ, Toàn Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị, nay tấn phong Hoàng quý phi. Các phục sắc xe kiệu, đều ấn theo Đại Thanh hội điển tắc lệ mà phục dựng. Lại ban cho quyền Nhiếp lục cung sự. Vào tháng 10 sang năm cử hành đại điển sách lập Hoàng hậu. Điển lễ, các nha môn tra theo lệ cũ mà tấu trình.

Khi ấy, Nữu Hỗ Lộc thị trên danh nghĩa là Hoàng quý phi, nhưng thực tế đã có đãi ngộ Hoàng hậu, thừa hành "Nhiếp chính mọi việc của lục cung" như Kế Hoàng hậu Na Lạp thị năm xưa, trở thành một trong hai vị Hoàng quý phi của nhà Thanh có danh nghĩa thống lĩnh nội chính như Hoàng hậu. Tuy nhiên, bà không hưởng lễ sách lập như Na Lạp thị năm ấy, mà dự định tháng 10 sang năm tiến hành đại lễ tấn lập luôn. Về mặt chính thức, vì Nữu Hỗ Lộc thị chưa nhận lễ sách phong như Na Lạp thị, nên sách văn chỉ ghi bà là "Hoàng quý phi" chứ không phải ["Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự"].

Năm Đạo Quang thứ 14 (1834), ngày 18 tháng 10, lấy Văn Hoa điện Đại học sĩ Trường Linh (长龄) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Dịch Hạo (奕颢) làm Phó sứ, sách lập Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng hậu, khi năm 26 tuổi. Chiếu cáo thiên hạ[5].

Sách văn rằng:

Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu trong Hỉ Dật Thu đình đồ (喜溢秋庭图).

朕聞正位乎內。實開王化之基。先齊其傢。用肇人倫之始。惟安貞而應地。錶範蘭闈。斯柔順以承天。升華芝檢。式循茂典。聿展彝章。咨爾皇貴妃鈕祜祿氏、勛族鐘祥。名 宗毓粹。夙嫻禮法。剋符圖史之規。素秉溫恭。爰協珩璜之度。侍慈顏而觀心允洽。愉婉欽承。立壸教而仁意丕昭。儉勤懋著。特頒鳳綍。資淑德以凝庥。載舉鴻儀。闡徽音而儷極。茲仰奉皇太后懿旨。以金冊金寶立爾為皇后。爾其佐萱庭之孝養。愛敬攄忱。樹椒殿之休聲。肅雝佈化。恩週丹掖。交推賢輔于宮中。吉葉黃裳。普示母儀于天下。永綏多福。祗迓洪禧。欽哉。
.
.
.
Trẫm văn chính vị hồ nội. Thật khai vương hóa chi cơ. Tiên tề kỳ gia. Dụng triệu nhân luân chi thủy. Duy an trinh nhi ứng địa. Biểu phạm lan vi. Tư nhu thuận dĩ thừa thiên. Thăng hoa chi kiểm. Thức tuần mậu điển. Duật triển di chương.

Tư nhĩ Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị, huân tộc chung tường. Danh tông dục túy. Túc nhàn lễ pháp. Khắc phù đồ sử chi quy. Tố bỉnh ôn cung. Viên hiệp hành hoàng chi độ. Thị từ nhan nhi quan tâm duẫn hiệp. Du uyển khâm thừa. Lập khổn giáo nhi nhân ý phi chiêu. Kiệm cần mậu trứ. Đặc ban phượng phất. Tư thục đức dĩ ngưng hưu. Tái cử hồng nghi. Xiển huy âm nhi lệ cực.

Tư ngưỡng phụng Hoàng thái hậu ý chỉ. Dĩ kim sách kim bảo, lập nhĩ vi Hoàng hậu.

Nhĩ kỳ tá huyên đình chi hiếu dưỡng. Ái kính sư thầm. Thụ tiêu điện chi hưu thanh. Túc ung bố hóa. Ân chu đan dịch. Giao thôi hiền phụ vu cung trung. Cát diệp hoàng thường. Phổ kỳ mẫu nghi vu thiên hạ. Vĩnh tuy đa phúc. Chi nhạ hồng hi.

Khâm tai.

— Sách phong Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng hậu sách văn

Thời điểm đăng quang của Hoàng hậu cho thấy sự thiên vị rõ rệt mà Đạo Quang Đế dành cho bà. Trong lịch sử nhà Thanh, các vị Kế hoàng hậu thường phải để tang Hoàng hậu quá cố ít nhất 27 tháng (như trường hợp của Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậuHiếu Hòa Duệ Hoàng hậu[6][7]), riêng Nữu Hỗ Lộc thị nhận lễ sách phong ngay tháng 10 năm 1834, tính ra chỉ vỏn vẹn hơn 16 tháng kể từ khi Hiếu Thận Thành Hoàng hậu băng thệ (tháng 4 năm 1833). Điều này không hợp với tiền lệ, sử sách cũng không lý giải nguyên nhân, chỉ có thể kết luận Đạo Quang Đế vì quá thương yêu bà mà dẫn đến sự khẩn trương này.

Khi này, gia tộc của Hoàng hậu chính thức nhập vào Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Cha bà Di Linh được tặng [Nhất đẳng Thừa Ân hầu; 一等承恩侯], sau đó được nâng lên thành [Tam đẳng Thừa Ân công; 三等承恩公]. Sang năm (1835), con gái trưởng của bà là Hoàng tam nữ qua đời vì đậu mùa, tặng làm Cố Luân Đoan Thuận Công chúa.